Những sai lầm trong SEO cướp đi traffic website của bạn.

SEO là 1 cách mang lại traffic (lưu lượng truy cập) bền vững và tăng khả năng chuyển đổi cho website. Nếu bạn đã làm SEO được 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn mà lượng traffic không tăng trưởng, các bài viết không được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm thì đã đến lúc bạn nên xem lại quá trình làm SEO của mình.

Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra 10 sai lầm SEO thường gặp, nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm này thì lưu ý đây là những sai lầm lớn ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing,…).

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì với mỗi sai lầm mình đều đưa ra các giải pháp, cách khắc phục và phòng tránh.

1. Không nghiên cứu từ khóa

Nhiều bạn đăng nội dung trên website theo một cách ngẫu hứng và nghĩ rằng sẽ nhận được lưu lượng truy cập từ những nội dung đó. Thế nhưng sẽ ra sao nếu chủ đề bài viết của bạn chả có ai quan tâm đến cả? Tất nhiên là cũng chẳng ai tìm kiếm và traffic tự nhiên bằng 0.

Đây là một trong những lý do khiến cho 90,63% trang web không nhận được traffic từ Google.

Có nghĩa là, nếu bạn muốn có traffic từ tìm kiếm tự nhiên thì nội dung của bạn cần phải thuộc các chủ đề mà mọi người đang tìm kiếm.

Làm thế nào để bạn tìm thấy những chủ đề này? Câu trả lời là thực hiện Nghiên cứu từ khóa.

Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp cho bạn biết được đâu là từ khóa mà mọi người hay tìm kiếm, lượng tìm kiếm cho mỗi từ khóa là bao nhiêu, độ khó của từ khóa, các từ khóa liên quan,…

nghiên cứu từ khóa tiếp thị liên kết

Cách sửa:

Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa. Nếu bạn không có tiền mua, hãy tham khảo 13 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí.

2. Không phù hợp với ý định tìm kiếm (search intent)

Mục tiêu của Google là cung cấp cho người dùng kết quả phù hợp nhất cho mọi tìm kiếm.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn muốn xếp hạng cao trên Google, trang web của bạn cần phải là câu trả lời phù hợp nhất cho mục đích tìm kiếm.

Ý định tìm kiếm (search intent) là lý do đằng sau một truy vấn tìm kiếm. Nói cách khác, tại sao người dùng lại thực hiện cuộc tìm kiếm này?

Ví dụ: trên Google, khi mình mình tìm kiếm với từ khóa “điện thoại samsung tốt nhất” thì kết quả trả về sẽ là các trang bài viết đánh giá về những chiếc điện thoại SamSung tốt nhất.

kết quả tìm kiếm điện thoại sam sung tốt nhất trên google

Google biết rằng người dùng thực hiện tìm kiếm này nhằm so sánh chứ không phải mua. Vì vậy, nếu bạn là một cửa hàng bán điện thoại SamSung, Google có thể sẽ không xếp hạng trang sản phẩm của bạn — đơn giản vì đó không phải là thứ người dùng muốn.

Cách sửa:

Trước khi bạn tạo bất kỳ nội dung nào, hãy đảm bảo rằng nội dung của bài viết đang phù hợp với ý định tìm kiếm. Và vì không ai hiểu rõ mục đích tìm kiếm hơn Google, nên điểm khởi đầu tốt nhất là phân tích các kết quả xếp hạng hàng đầu hiện tại của ý định tìm kiếm (search intent).

Có nghĩa là sau khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, bạn chọn được 1 từ khóa có traffic, độ cạnh tranh hợp lý thì việc tiếp theo bạn cần làm là gõ từ khóa đó lên thanh tìm kiếm của Google và xem xét các kết quả đầu tiên.

3. Nhắm mục tiêu các từ khóa quá khó

SEO càng ngày càng trở thành một công việc khó khăn hơn khi mà độ cạnh tranh ngày càng tăng.

Các trang web thường chỉ nhận được nhiều traffic tự nhiên nếu nó đứng ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

Các từ khóa có traffic khủng, có tính tạo chuyển đổi cao hầu hết đều là những từ khóa khó và có độ cạnh tranh rất cao. Nếu website của bạn chỉ mới được thành lập được một vài tháng thì rất khó (nếu không muốn nói là không thể) để bạn có thể đánh bại các đối thủ khác trong lĩnh vực để lọt vào top 10 kết quả tìm kiếm.

Cách sửa:

Nếu website của bạn mới, hãy bắt đầu với các từ khóa dài (longtail keyword) với độ cạnh tranh thấp.

Vậy làm thế nào để tìm ra được những từ khóa này? Hãy sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa, lọc ra những từ khóa có độ cạnh tranh thấp nhưng vẫn đảm bảo về lượng traffic.

Ví dụ: từ khóa có độ cạnh tranh từ 0-10 (thang 100) và traffic hàng tháng từ 3000 trở lên là từ khóa mình thấy phù hợp với các website mới.

Sau này khi website của bạn đã nhận được sự tin cậy từ Google và có được lượng truy cập ổn định thì có thể bắt đầu với các từ khóa có độ khó cao hơn.

4. Không xây dựng backlink

Backlink là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google .

Vì vậy, nếu bạn thấy rằng các trang của mình không được xếp hạng cao như bạn muốn, một lý do chính có thể đơn giản là có rất ít trang web link đến website của bạn.

Cách sửa:

Xây dựng backlink cho website của bạn. Nếu bạn chưa biết cách lấy backlink có thể tham khảo bài viết này.

5. Vi phạm Điều khoản dịch vụ của Google khi xây dựng backlink

Các kỹ thuật lấy backlink mũ đen vi phạm điều khoản dịch vụ của Google:

  • Mua hoặc bán backlink.
  • Trao đổi link quá mức (“Liên kết với tôi và tôi sẽ liên kết với bạn”) hoặc các website được sinh ra chỉ để chéo link

Nếu vi phạm Điều khoản dịch vụ của Google trang web của bạn có thể bị phạt, giảm thứ hạng tìm kiếm hoặc nặng hơn là loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm.

Cách sửa:

– Không tham gia mua bán backlink.

– Không lấy backlink từ các trang web spam, nội dung không hợp lệ.

– Chỉ nên lấy backlink từ các website có nội dung liên quan.

6. Không xây dựng link nội bộ (internal link)

Internal link cũng giống như backlink nhưng nó không trỏ sang website khác mà trỏ đến trang web khác trên cùng 1 website.

Lý do khiến cho Internal link trở nên quan trọng:

  • Google sử dụng internal link để khám phá nội dung mới.
  • Hỗ trợ nâng cao page rank(thứ hạng trang web). Nói chung, một trang càng có nhiều liên kết nội bộ thì PageRank của nó càng cao.
  • Google xem xét các anchor (hoặc văn bản xung quanh anchor) của các liên kết nội bộ để hiểu rõ hơn về ngữ cảnh.

Nhiều bạn chỉ tập trung vào xây dựng baclink mà bỏ quên internal link. Đây là một sai lầm rất lớn.

Cách sửa:

Mỗi khi bạn xuất bản một trang hoặc bài đăng mới hãy thêm các internal link trỏ đến các trang web trên website của bạn có liên quan đến nội dung mà bạn đề cập.

Các có thể tìm thấy các trang có liên quan đến từ khóa bài viết trên website của mình bằng cách gõ lên thanh địa chỉ của trình duyệt theo cú pháp: site:ten-mien-cua-ban.com “từ khóa”.

Ví dụ khi mình tìm trên website những bài viết có chứa từ tiếp thị liên kết, mình sẽ gõ theo cú pháp: site:chiendichkiemtien.com “tiếp thị liên kết”

7. Không cho phép Google thu thập dữ liệu

Nếu Google không thể thu thập thông tin nội dung của bạn, nó sẽ không thể thấy nội dung trên trang. Và nếu nó không thể nhìn thấy những gì trên trang web, rất khó có khả năng nó sẽ xếp hạng cho bất kỳ từ khóa có liên quan nào.

Cách sửa:

Đảm bảo rằng bạn không chặn Googlebot  thu thập dữ liệu trang web của mình.

Thực hiện kiểm tra này bằng cách truy cập robots.txt của bạn (yourdomain.com/robots.txt) và tìm kiếm hai đoạn mã sau:

User-agent: Googlebot
Disallow: /

User-agent: *
Disallow: /

Cả hai dòng mã đều cho Googlebot biết rằng nó không được phép thu thập dữ liệu bất kỳ trang nào trên website của bạn. Để khắc phục sự cố, hãy xóa chúng.

8. Không cho phép Google lập chỉ mục (index)

Dù bạn có cố gắng đến đâu, bạn cũng không thể thắng nếu không tham gia trò chơi. Nếu trang web của bạn không được Google lập chỉ mục, bạn không thể xếp hạng.

Điều đó có thể xảy ra, ví dụ: nếu bạn đã vô tình thêm thẻ noindex trên bất kỳ trang nào của mình.

Cách sửa:

Bạn có thể sử dụng Google Search Console để kiểm tra xem một trang cụ thể có được lập chỉ mục hay không. Để làm điều đó, hãy dán URL vào công cụ Kiểm tra URL.

url đã được google lập chỉ mục

Như trường hợp trên là url của mình đã được Google thu thập và lập chỉ mục.

Nếu trang không được lập chỉ mục, công cụ sẽ thông báo như hình dưới:

url chưa được google lập chỉ mục

9. Tốc độ tải trang chậm

Tốc độ trang  là một yếu tố xếp hạng của Google, một phần của tín hiệu Trải nghiệm trang của Google được sử dụng để đo trải nghiệm người dùng.

Trang web chậm không chỉ ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google mà còn ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Theo Unbounce , gần 70% người tiêu dùng thừa nhận rằng tốc độ trang ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng mua hàng của họ từ một cửa hàng online.

Cách sửa:

Đầu tiên, hãy sử dụng công cụ Google Speed Insights để kiểm tra tốc độ tải của trang web.

tốc độ tải trang kém cần cải thiện

Nếu bạn thấy các chỉ số đo lường thời gian load của trang web được bôi đỏ và điểm hiệu suất thấp như hình thì đã đến lúc bạn phải cải thiện lại tốc độ tải trang của mình.

Nếu website của bạn sử dụng WordPress, cách đơn giản nhất là sử dụng các plugin như: Rocket, LiteSpeed Cache,… Ngoài ra một số cách tối ưu khác như: giảm dung lượng hình ảnh, hạn chế popup, lựa chọn hosting chất lượng, tối ưu cơ sở dữ liệu,…

10. Coi SEO như việc chỉ cần làm một lần

SEO không chỉ đơn giản là sửa 9 lỗi ở trên và chỉ cần làm 1 ngày là xong.

Ngay cả khi bạn đang xếp hạng ở vị trí cao ngày hôm nay, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ đứng số 1 vào ngày mai. Xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm là một cuộc cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ làm việc chăm chỉ và đầu tư nhiều nguồn lực để đánh bật bạn.

Cách sửa:

SEO là một quá trình liên tục. Bạn sẽ cần phải nỗ lực nhất quán để xếp hạng cao và tăng lưu lượng truy cập.

Điều đó có nghĩa là bạn cần một chiến lược SEO.

Tạo một chiến lược SEO không cần phải phức tạp. Nó chỉ phải là một kế hoạch mà bạn có thể thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần.

Kết luận

Sau khi đọc xong bài viết, bạn có thấy hình bóng của mình xuất hiện đâu đây không? Nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm SEO ở trên thì chắc hẳn đã tìm ra giải pháp của mình trong hành trình đưa trang web lên top đầu của công cụ tìm kiếm.

Hãy dần dần khắc phục những thiếu sót trong SEO mà bạn gặp phải và bạn sẽ thấy thứ hạng website sẽ được cải thiện một cách rõ ràng. Chúc bạn thành công.

Reply