Chơi game kiếm tiền có thật không?

Chào mừng mọi người đã quay trở lại với blog chiến dịch kiếm tiền.com. Hôm nay mình sẽ mang đến một chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm đó là chơi game kiếm tiền.

Liệu rằng cách kiếm tiền này có thật không, nếu có thì có thể kiếm được bao nhiêu tiền và làm thế nào để nhận biết được các game kiếm tiền lừa đảo? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được mình giải đáp một cách chi tiết trong bài viết này.

Chơi game kiếm tiền có thật không?

Khi nghĩ ra ý tưởng cho bài viết này, mình chợt nhớ về khoảng thời gian gần chục năm trước, khi mà các game của teamobi như Avatar, Army, Ninja,…nổi như cồn và được rất nhiều người yêu thích. Hồi đó rất nhiều các game thủ cày xu, cày vật phẩm, up kinh nghiệm để đem bán hoặc cho thuê kiếm tiền.

Con game đầu tiên mà mình kiếm được tiền đó là Army. Mình không chơi game cũng như mua bán các vật phẩm trên game nhiều như những gamer khác. Mình tập trung vào việc tạo ra các tài khoản ảo để đón sự kiện nhận xu miễn phí trong 3 ngày tết. Số lượng tài khoản mình tạo khoảng hơn 2 nghìn nick. Trong 3 ngày tết, mỗi ngày đăng nhập một nick sẽ nhận được từ 1k-4k5 xu, nick nào hên thì có thể nhận được vài chục nghìn xu. Năm đó mình nhớ mang máng là tổng tất cả mình kiếm được 15-16 triệu xu và bán ra tiền mặt thì được khoảng hơn 1 triệu đồng.

Không chỉ riêng mình kiếm được tiền mà hồi đó các game của teamobi còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều game thủ, có người có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Đến bây giờ thì các game của teamobi gần như đã chết chìm, số lượng người chơi không đáng kể và các vật phẩm trong game cũng không còn nhiều giá trị.

Vậy ở hiện tại thì chơi game kiếm tiền có còn khả thi không?

Các loại game thịnh hành hiện nay chú trọng vào kỹ năng người chơi hơn là sức mạnh của nhân vật. Nếu như trong Army hay Ninja thì nhân vật nào được trang bị mạnh hơn, nạp tiền nhiều hơn, level cao hơn thì khả năng thắng sẽ lên đến 90%. Còn đối với các game như Liên quân, PUBG, Free Fire,… thì cho dù có nạp bao nhiêu tiền đi nữa thì khi vào game tỉ lệ thắng của người chơi là như nhau.

Điều đó có nghĩa rằng người chơi có thể sẽ giảm bớt số tiền nạp vào game và các vật phẩm trong game sẽ ít được giao dịch, mua bán hơn. Thế nhưng càng ngày càng có nhiều thể loại game được ra đời với nhiều cách để kiếm tiền hơn. Ví dụ như hình thức livestream chơi game. Ngày xưa thì rất ít người hoặc thậm chí là không có ai livestream các game của teamobi cả vì chủ yếu là chơi trên chiếc điện thoại bàn phím chạy java. Với hình thức livestream này thì những streamer có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi tháng tiền donate và tài trợ.

Một số thể loại game khác lại mang đúng nghĩa “chơi game kiếm tiền” như các game blockchain có thể đổi ra những đồng coin có giá trị hoặc những game đổi thẻ cào, tiền mặt trực tiếp từ vật phẩm trong game.

Như vậy có thể khẳng định rằng chơi game kiếm tiền là hoàn toàn có thật.

Game lấy tiền đâu để trả cho người dùng?

Nhà cung cấp game họ không thể bỏ tiền túi ra để trả cho bạn được, chưa kể là phải thuê người thiết kế, duy trì server,… vậy họ lấy đâu tiền để trả cho người dùng?

Doanh thu của các game được phát hành nhằm mục đích cho người dùng kiếm tiền chủ yếu đến từ quảng cáo. Càng có nhiều người dùng, dùng càng lâu thì các quảng cáo càng tiếp cận được nhiều người hơn và từ đó game cũng thu lại được nhiều tiền hơn.

Số tiền mà người dùng nhận được chẳng qua chỉ là một phần nhỏ trong doanh thu từ quảng cáo đó mà thôi. Chính vì vậy mà số tiền kiếm được từ các game này thường không nhiều.

Dấu hiệu nhận biết một game kiếm tiền lừa đảo

  • Việc nhẹ lương cao. Không thể có chuyển chủ sở hữu game lại chấp nhận chi trả số tiền cho người dùng lớn hơn số tiền mà họ kiếm được. Do vậy khi bạn được trả một số tiền lớn cho những thao tác chơi game đơn giản là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở các game lừa đảo.
  • Hạn mức rút rất cao. Có những game yêu cầu bạn phải đủ 100$, 200$ hoặc 1000$ hay cao hơn thì mới được rút. Đối với những game mà doanh thu chỉ phụ thuộc vào quảng cáo thì có đến tết Tây bạn cũng không đủ số tiền này để rút đâu nhé J).
  • Game hoạt động theo kiểu đa cấp, tức là nguồn tiền chủ yếu phụ thuộc vào việc giới thiệu bạn bè tham gia.

Một số game kiếm tiền bạn có thể tham khảo

Hago

Hago là một ứng dụng điện thoại cho phép bạn chơi game kiếm tiền và có thể đổi trực tiếp ra thẻ nạp điện thoại. Bạn sẽ phải hoàn thành các nhiệm vụ mà Hago đặt ra mỗi ngày và với mỗi nhiệm vụ hoàn thành bạn sẽ nhận được một số tiền nhật định.  Số tiền tối thiểu để rút được trên Hago là 10k.

chơi game kiếm tiền với hago

Axie Infinity

Axie Infinity là một trong những tựa game NFT nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Game hoạt động dựa trên công nghệ blockchain có lối chơi giống với game Pokemon. Người chơi có nhiệm vụ thu thập, nuôi dưỡng thú cưng Axie và cho chiến đấu với những thú cưng khác.

Token của Axie Infinity là đồng AXS. Hiện tại đồng này đang có giá khoảng 343k trên thị trường.

giá của đồng coin axs trên coinmarketcap (1)

Alien run

chơi game kiếm tiền với alien run

Alien run là một game kiếm bitcoin miễn phí trên thiết bị di động. Nhiệm vụ của người chơi là sắp xếp các khối block sao cho thẳng hàng với nhau. Các khối càng được xếp lên cao thì phần thưởng bằng Satoshi kiếm được sẽ càng nhiều. Đây được đánh gia là phương thức kiếm bitcoin khá hấp dẫn, có thể giúp người chơi giảm stress lúc căng thẳng lại vừa kiếm được tiền.

Ngoài ra người chơi cũng có thể kiếm thêm bitcoin bằng cách xem quảng cáo.

Kết luận

Mình không mong muốn rằng các bạn quá kì vọng vào việc chơi game kiếm tiền vì nó khá mất thời gian mà số tiền kiếm được cũng không nhiều. Bạn chỉ nên coi game như một hình thức để giải trí, và thay vì phải chơi các trò chơi vô bổ khác thì giờ đây bạn có thể vừa chơi game giải trí vừa kiếm được tiền. Và với những số tiền nho nhỏ này bạn có thể dùng để đi uống cafe hoặc trang trải một số chi phí sinh hoạt khác.

Nếu bạn muốn tìm hiểu một cách thức kiếm tiền lâu dài, bền vững hơn thì hãy thử tìm hiểu về tiếp thị liên kết trên một số nền tảng như Accesstrade, MFast, AdFlex,…

Reply