Có nên kiếm tiền từ các sự kiện trên các ví điện tử?

Cứ mỗi khi cần kề tết đến xuân về là các ví điện tử như MoMo, ZaloPay, ViettelPay, AirPay,… lại tung ra hàng loạt các sự kiện cho phép người dùng vừa vui chơi, vừa có quà. Những event (sự kiện) này thu hút rất nhiều người tham gia với mục đích là kiếm tiền.

Vậy hình thức kiếm tiền này liệu có hiệu quả không, có nên tham gia không? Trong bài viết này mình sẽ đưa ra những quan điểm cá nhân của mình về cách kiếm tiền từ các event của ví điện tử.

Mình đã tham gia kiếm tiền từ các sự kiện này chưa?

Nhiều người có thể thắc mắc: “ông đã từng kiếm tiền từ các event này chưa mà dám lên đây nói xạo?”

Mình đã tham gia rất nhiều event trên các ví điện tử khác nhau trong vài năm gần đây. Ví dụ: sự kiện lắc xì MoMo 2019, 2020, 2021, sự kiện tết trên ZaloPay, ViettelPay, các sự kiện khác trong năm,…

Có những sự kiện mình dành rất nhiều thời gian, sử dụng các tool hỗ trợ và cả mua bán Voucher nữa.

Kiếm tiền từ các sự kiện này có thật không?

Đối với các ví điện tử uy tín, nhiều người dùng như MoMo, ZaloPay, ViettelPay, AirPay,…thì kiếm được tiền là hoàn toàn có thật. Còn với các ví điện tử mới phát hành, chưa được cấp phép thì rủi ro khá cao. Nếu ví đó uy tín thì có thể số tiền bạn kiếm được sẽ cao hơn so với các ví điện tử khác vì số lượng người tham gia không nhiều. Ngược lại nếu ví lừa đảo thì số tiền bạn kiếm được sẽ bằng 0.

Mục đích chính của các sự kiện này mà hầu hết mọi người đều nhận ra, đó là để lôi kéo thêm nhiều người sử dụng app mới và những người dùng cũ quay trở lại sử dụng dịch vụ.

Có nên kiếm tiền từ các sự kiện này không?

Lời khuyên của mình là Không nên, vì một số lý do sau đây:

Số tiền kiếm được không nhiều

Nghe nói tổng giải thưởng của sự kiến lên đến 20 đến 30 tỷ đồng thì có vẻ rất nhiều, nhưng nếu chia đều cho tất cả người tham gia thì chẳng thấm vào đâu. Mình lấy ZaloPay làm ví dụ. Hiện tại app này đang có khoảng 5 triệu lượt tải xuống (dữ liệu được lấy trên CHPlay).

Giả sử trong 5 triệu lượt tải xuống đó chỉ có 1% người tham gia sự kiện, tức là 50 nghìn người. Lấy tổng số tiền 30 tỷ chia cho 50 nghìn người thì kết quả sẽ là: 30.000.000.000/50.000= 600.000 đồng/ người. Cũng khá nhiều nhỉ?.

Nhưng 30 tỷ đó không hẳn là tiền mặt mà chủ yếu là các Voucher khuyến mãi. Mình thấy tổng giá trị của Voucher phải chiếm đến hơn 90%, nghĩa là trong 30 tỷ đó chỉ có khoảng 3 tỷ là tiền thưởng trực tiếp. Trong khi trên thực tế thì các Voucher này hầu hết là không có nhiều giá trị.

danh sách các voucher có được từ sự kiện của zalopay

Nếu Voucher mà có thể quy đổi được thành tiền mặt với số tiền tương ứng thì có lẽ mình đã có vài triệu đồng trong tài khoản rồi vì mình được khá nhiều quà là Voucher. Các Voucher này phần lớn rất ít người dùng vì những cửa hàng, shop quy mô nhỏ, không có nhiều cơ sở hoặc là những mặt hàng không thích hợp cho mua hàng online.

Để tìm được 1 cơ sở sử dụng được những Voucher này khá là vất vả mà bán đi thì cũng chả có ai mua.

Mình đã thử test nguyên 1 ngày bỏ ra làm nhiệm vụ và quay thưởng với ZaloPay nhưng không kiếm nổi 10k. Không chỉ ZaloPay mà đối với các app ví điện tử khác cũng vậy.

Thế còn khả năng trúng các bao lì xì vài trăm nghìn, vài triệu, hay iphone thì sao? Cứ cho là chương trình có tất cả 5 cái iphone 13 thì xác xuất để bạn trúng là 5/50.000=1/10.000. Nghĩa là cứ 10 nghìn người tham gia thì chỉ có duy nhất 1 người trúng. Bạn nên nhớ rằng tỉ lệ xác suất số đề chỉ là 1/100 thôi đó.

Mất quá nhiều thời gian.

Thời gian hoàn thành các nhiệm vụ trong ngày của sự kiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nó thường mất vài tiếng 1 ngày. Thời gian bỏ ra nhiều nhưng tiền kiếm được lại không xứng đáng.

Nguy cơ bị lừa đảo

Trong số các nhiệm vụ của các sự kiện thì chuyển và nhận tiền là một nhiêm vụ phổ biến. Mục đích chính của những nhiệm vụ này, theo mình đó là bắt buộc người tham gia phải nạp tiền vào trong tài khoản của mình.

Các đối tượng xấu có thể lợi dụng cơ hội này để chuộc lợi, giả vờ đi chéo chuyển nhận tiền làm nhiệm vụ để thực hiện hành vi lừa đảo của mình.

Lý do các sự kiện này có nhiều người tham gia

Có một số người biết làm các sự kiện này sẽ không kiếm được nhiều tiền, nhưng vẫn bỏ ra rất nhiều thời gian tham gia, vậy lý do là gì?

Theo như mình thấy tâm lý của nhiều người Việt Nam là tin vào những trò may rủi. Việc trúng các giải lớn tại các sự kiện này giống như trúng lô đề, cờ bạc vậy vì nó hoàn toàn là hên xui, không có cơ sở nào cả. Nhưng được cái là chơi những trò đỏ đen khác thì bạn phải bỏ tiền túi ra, còn tham gia các sự kiện này thì hoàn toàn miễn phí, không mất tiền.

Vì vậy nhiều người sẽ nghĩ: “cứ chơi đi, chẳng mất gì biết đâu lại trúng thì sao”. Nhưng họ đã mất đi một thứ rất quý giá mà không hay biết, đó là thời gian của mình.

Lý do thứ 2 mà các sự kiện này thu hút rất nhiều người tham gia đó là chia 1 phần quà thành nhiều mảnh ghép khác nhau với tỷ lệ quay trúng là khác nhau. Ví dụ 1 phần quà Iphone 13 sẽ chia thành 4 mảnh ghép. Trong 4 mảnh ghép đó sẽ có 3 mảnh với xác suất quay ra cực cao và 1 mảnh ghép với xác suất quay được gần như =0.

Nhiều bạn mới tham gia quay thưởng 1 vài lần đầu là đã nhận được mảnh ghép của Iphone và cứ nghĩ rằng mình là người rất may mắn và tích cực “cày” để kiếm mảnh iphone còn lại. Nhưng thực ra những mảnh mà bạn quay ra thì hầu như ai cũng có và hoàn toàn không có giá trị. Đây chỉ là một hình thức lùa gà của ví điện tử đặt ra mà thôi. Tất nhiên là vẫn có người trúng, nhưng như mình đã nói ở trên, xác suất của nó thấp hơn gấp hơn 100 lần so với đánh đề.

Kiếm tiền từ mua bán Voucher và vật phẩm sự kiện.

Nếu bạn vẫn muốn kiếm tiền từ các chương trình, sự kiện này thì bạn có thể tham gia mua bán Voucher, vật phẩm sự kiện để kiếm lời.

Đây là hình thức mà rất nhiều người làm khi  có các sự kiện trên ví điện tử. Ví dụ các Voucher vể thẻ nạp điện thoại, Tiki, Shopee, Lazada, điện, nước,…

Đối với các Voucher này, bạn có thể sử dụng nó để mua sản phẩm rồi mang về bán lẻ hoặc bán trực tiếp Voucher cho những người cần. Tuy nhiên hành động mua bán Voucher này có thể vi phạm chính sách của chương trình.

Ngoài Voucher thì cũng có các vật phẩm sự kiện khác như: mảnh ghép, ngọc,… có thể mang ra trao đổi mua bán được.

Tip: bạn có thể dùng tool auto click để tham gia một số sự kiện liên quan đến quay thưởng

Ai là người nên tham gia các sự kiện từ các ví điện tử.

Từ đầu đến giờ mình chỉ khuyên các bạn không nên tập trung kiếm tiền online từ các sự kiện trên ví điện tử chứ không phải là không nên tham gia các sự kiện này.

Mục đích phát hành của các sự kiện này không phải là để kiếm tiền mà là để vui chơi giải trí, chào đón các ngày lễ trong năm. Các phần quà trong sự kiện chỉ là phụ.

Do vậy, thay vì thời gian lướt Facebook, Zalo, Youtube, TikTok,.. bạn có thể tham gia các sự kiện này, vừa có tác dụng giải trí, vừa bổ sung thêm kiến thức.

Các bạn học sinh cũng có thể bỏ ra vài chục phút đến 1h mỗi ngày để có thêm chút tiền tiêu vặt cho mình.

Kết luận

Mình phải đính chính lại rằng trước khi viết bài này, mình không hề có ác cảm với bất kỳ ví điện tử nào. Đây chỉ là những quan điểm cá nhân của mình sau rất nhiều lần tham gia sự kiện từ các ví điện tử.

Nếu bạn muốn kiếm tiền online, tạo thu nhập cho mình trên internet thì có thể tìm kiếm các hình thức kiếm tiền online khác trên blog chiendichkiemtien.com.

Mình rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, những quan điểm cá nhân của các bạn về việc kiếm tiền từ các sự kiện trên các ví điện tử: MoMo, ZaloPay, ViettelPay, AirPay,…

Reply