Email marketing là gì? Tìm hiểu về Email Marketing

Khi đọc các bài viết trên các blog, website, đặc biệt là các website bán hàng, bạn thường hay bắt gặp những form thu thập thông tin như này:

thu thập danh sách email

Các trường họ, tên, số điện thoại,… có thể không có nhưng email là một thành phần bắt buộc. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi họ thu thập email của mình để làm gì?

Chắc nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến câu trả lời: “để bán hàng chứ còn làm gì nữa”. Đúng là mục đích cuối cùng của việc thu thập thông tin email là để bán hàng, nhưng nếu chỉ gửi những email bán sản phẩm thì tỉ lệ mua hàng rất thấp. Do vậy cần phải có 1 quá trình marketing thông qua email trước khi chào bán sản phẩm. Những email như vậy được gọi là Email Marketing.

Email marketing là gì?

ví dụ về email marketing

Email marketing là hình thức tiếp thị thông qua email nhằm thực hiện mục đích: giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu,…

Giữa muôn vàn hình thức marketing khác như: facebook marketing, zalo marketing, youtube, SMS marketing, SEO,… thì Email marketing vấn là một phương pháp được sử dụng phổ biến và mang lại nguồn doanh thu chính cho nhiều doanh nghiệp.

Ưu điểm của email marketing

Chi phí thấp. Nếu đem so sánh chi phí giữa email marketing với Google Ads, Facebook Ads,… thì không đáng là gì. Thậm chí chi phí có thể bằng 0 nếu bạn gửi email một cách thủ công.

Lượng người dùng đông đảo. Hơn 4 tỷ là số người dùng email trên toàn thế giới trong năm 2021 và con số này sẽ tiếp tục tăng. Hàng trăm triệu người dùng có thói quen mở Email thường xuyên mỗi ngày. Bởi vậy đây là một nền tảng rất tiềm năng để thực hiện các chiến dịch marketing.

Có công cụ thống kê, phân tích số liệu rõ ràng. Khi bạn sử dụng 1 công cụ hỗ trợ Email Marketing thì bạn sẽ biết được chính xác bao nhiêu người đã mở Email của bạn ra đọc, bao nhiêu người đã click vào Link. Từ đó bạn có thể điều chỉnh chiến lược Email Marketing của mình lại cho hợp lý. Ví dụ có 1000 người đã mở Email của bạn ra xem nhưng chỉ có 5-6 người click vào link thì chứng tỏ nội dung của bạn chưa thực sự tốt và cần phải xem xét lại.

Nhược điểm của email marketing

Dễ bị đưa vào mục thư rác (spam). Nếu bạn không biết cách tạo nội dung phù hợp và sử dụng các công cụ không đúng cách thì khả năng cao email của bạn sẽ nằm trong mục spam của người nhận. Điều đó không chỉ làm giảm tỉ lệ mở email mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín về thương hiệu của bạn.

Có thể gây khó khăn cho người mới bắt đầu. Trước khi làm bất cứ việc gì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi vận hành trong thực tế. Bởi nếu sử dụng Email marketing sai cách không những không thực hiện được mục tiêu tiếp thị mà còn ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn. Hơn nữa các công cụ email marketing thường khá tốn kém, do vậy bạn nên chọn các công cụ được dùng thử miễn phí để có thể thực hành và tìm hiểu về nó.

Nội dung của 1 email marketing bao gồm những gì?

Cũng giống như 1 Email thông thường, Email dạng marketing cũng bao gồm các phần:

Tiêu đề Email.

tiêu đề email marketing

Phần này có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến việc khách hàng có mở email của bạn ra đọc không. Vì vậy phần tiêu đề phải được viết sao cho hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người nhận và đôi khi phải giật tít (title) một chút nhưng phải cô đọng, không dài dòng (nên dưới 50 ký tự).

Nội dung Email.

Nội dung Email cũng giống như một bài văn ngắn vậy, có phần mở đầu, phần thânphần kết.

Phần mở đầu: lời chào.

Tiếp đến là phần dẫn nhập. Nêu ra lý do, hoàn cảnh mà bạn gửi Email.

phần mở đầu email marketing

Phần thân: đi vào nội dung chính của bức thư, chi tiết quà tặng, khuyến mại, chi tiết sản phẩm (nếu là email bán hàng). Phần này thường phải có 1 nút kêu gọi một hành động từ người dùng.

phần thân email marketing

Phần kết: có thể nhắc lại mục đích marketing chính, kèm theo lời cảm ơn, lời chúc:

phần kết

Phần thông tin người gửi.

thông tin người gửi

Phần này bao gồm tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại và 1 nút unsubribe để người dùng có thể hủy nhận email từ bạn nếu họ không quan tâm đến chủ đền mà bạn tiếp thị.

Các bước để triển khai chiến dịch email marketing

Thu thập danh sách email.

Muốn gửi email thì trước tiên bạn phải có người nhận đã. Danh sách người nhận ở đây phải có mối quan tâm trực tiếp đến sản phẩm hoặc ngành nghề, lĩnh vực mà bạn đang quảng bá.

Có nhiều cách để thu thập được email của những khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thiết kế 1 trang landing page tặng ebook, voucher để thu thập email và thông tin của họ:

Với landing page này bạn có thể chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Zalo, Youtube,…

Bạn cũng có thể đăng bài trực tiếp lên group, fanpage mạng xã hội, các diễn đàn website để thu thập danh sách Email.

Nếu website của bạn làm SEO tốt thì bạn có thể chèn những form, popup thu thập email vào các bài viết, trang web. Hoặc sử dụng chatbot cũng là một cách thu thập email được nhiều người sử dụng.

Xây dựng nội dung email và 1 kịch bản gửi email.

Dù là email marketing hay bất kỳ hình thức marketing nào khác thì content vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bạn có tạo được sự tin tưởng của khách hàng hay không, có thuyết phục họ mua hàng được hay không phụ thuộc vào những gì mà bạn gửi đến họ trong email.

Email marketing không phải là phương pháp marketing có hiệu quả tức thì như một số người thường nghĩ mà cần phải có thời gian, có kế hoạch rõ ràng. Số lượng email cho 1 chiến dịch email marketing là không cố định, tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn tiếp thị. Theo lời khuyên của một số chuyên gia thì mỗi tuần bạn nên gửi từ 2-3 email, nghĩa là cứ cách 2-3 ngày bạn nên gửi Email 1 lần.

Theo nguyên lý 80/20 nổi tiếng thì trong tổng số 5 email gửi đi thì chỉ gửi 1 email có nội dung bán hàng, 4 email còn lại để xây dựng sự tin tưởng của khách hàng. Để xây dựng niềm tiên từ khách hàng, nội dung email của bạn phải đánh vào chính nỗi đau mà họ đang gặp phải.

Bạn hãy kể lại câu chuyện của chính bản thân bạn đã rơi vào hoàn cảnh như vậy ra sao và sản phẩm bạn đang quảng bá đã giúp bạn vượt qua được khó khăn như thế nào.

Nhưng cho dù là bạn thực hiện hình thức marketing nào đi nữa thì bạn cũng phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về sản phẩm và lĩnh vực mà bạn đang quảng bá. Có như vậy bạn mới có thể tạo được sự tin tưởng từ khách hàng của mình.

Chọn 1 công cụ email marketing và chạy thử nghiệm

Như mình đã nói ở trên bạn nên, bạn nên chọn các công cụ email marketing cho dùng thử miễn phí để có thể thử nghiệm chiến dịch. Sau khi xây dựng xong nội dung và các kịch bản gửi email, bạn hãy thêm email test của mình vào danh sách email rồi chạy thử xem email có hoạt động đúng như ý muốn không, có bị rơi vào hòm thư spam không, có lỗi hiển thị, chính tả không,…

Việc thử nghiệm là rất quan trọng vì nếu xảy ra lỗi trong quá trình gửi thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Chạy chiến dịch, đo lường kiểm tra và tối ưu.

Sau khi đã test thành công, thấy chiến dịch đã chạy ngon thì bạn bắt đầu thêm các email trong danh sách của mình vào bắt đầu chạy.

Bạn nên kiểm tra số liệu thống kê, phân tích chiến dịch email thường xuyên để cải tiến lại email sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Những lưu ý khi thực hiện chiến dịch email marketing

Không mua danh sách Email qua mạng mà phải tự thu thập.

Những danh sách Email được rao bán trên mạng với giá rất rẻ, tuy nhiên chúng thường là những email không còn hoạt động nữa hoặc có hoạt động thì tỷ lệ khách hàng mục tiêu cũng cực kỳ thấp. Việc gửi Email không đúng khách hàng mục tiêu sẽ khiến cho người đọc cảm thấy bị làm phiền và họ sẽ chuyển thư của bạn vào mục spam hoặc chặn những Email từ bạn.

Nếu nhiều người cùng làm như vậy thì chắc chắn thư của bạn sẽ ở mục spam của người nhận mỗi khi bạn gửi email. Không chỉ vậy, việc gửi email một cách “vô tội vạ” sẽ làm hạ thấp mức độ uy tín thương hiệu của bạn.

Vì vậy bạn nên tự mình thu thập danh sách email để có được những người thực sự quan tâm đến chủ đề mà bạn quảng bá.

Giữ đúng lời hứa hẹn.

Nếu bạn đã hứa sẽ tặng ebook, video, voucher khi khách hàng tham gia nhận email của mình thì email đầu tiên mà bạn gửi phải kèm theo đường link download ebook, video đó hoặc kèm theo voucher. Nếu bạn làm mất lòng tin của khách hàng ngay từ bước đầu tiên thì mọi nỗ lực phía sau đều trở nên vô ích.

Có nút unsubcribe (hủy nhận email).

Đây là 1 quy tắc viết email mà ở nước ngoài bắt buộc phải có nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhận, chống lại những email quấy rối. Thêm nút unsubcribe sẽ khiến cho người nhận cảm thấy được tôn trọng hơn và cũng giảm tỉ lệ thư của bạn bị rơi vào mục spam.

Nên sử dụng các công cụ Email Marketing.

Sẽ rất mệt mỏi và tốn thời gian nếu bạn gửi email marketing một cách thủ công. Điều đó sẽ trở nên bất khả thi nếu danh sách của bạn có từ vài nghìn email trở lên. Thêm vào đó các công cụ hỗ trợ còn  có các chức năng thống kê, phân tích, có các mẫu (template) đẹp, gửi tự động với thời gian định trước và gửi email tới nhiều khách hàng gần như cùng 1 thời điểm. Các công cụ email marketing mình sẽ đề cập đến trong phần cuối của bài viết.

Bảo mật thông tin khách hàng.

Bạn không nên bán thông tin khách hàng cho 1 bên khác vì nó không chỉ liên quan đến sự uy tín của thương hiệu mà còn là vấn đề pháp lý. Trong mẫu thu thập thông tin của khách hàng bạn cũng nên cam kết rằng sẽ không gửi những email dạng spam đến họ, không cung cấp thông tin của họ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.

Các công cụ tạo chiến dịch email marketing tốt nhất

Công cụ Email marketing là những phần mềm cho phép bạn gửi email một cách tự động theo một kịch bản được xác định trước. Bản chất nội dung được hiển thị trên Email là html nên nếu không sử dụng công cụ thì bạn phải có kiến thức cơ bản về lập trình. Nhưng nếu bạn sử dụng các công cụ Email marketing thì việc thiết kế rất đơn giản, chỉ cần kéo thả, chỉnh sửa trực tiếp trên những mẫu đã được thiết kế sẵn.

Trong phạm vi bài viết này mình xin được đưa ra 2 công cụ Email marketing được nhiều người tin dùng nhất tại Việt Nam.

Mailchimp.

mailchimp

Đây là 1 công cụ gửi email marketing rất phù hợp cho người mới. Bởi nó có phiên bản miễn phí với danh sách tối đa 2000 email và có thể gửi lên đến 10000 email mỗi tháng. Nếu bạn chưa biết gì về cách thiết kế và chạy 1 chiến dịch Email marketing như thế nào thì đây sẽ là một nền tảng để bạn có thể học tập và thực hành trước khi bắt đầu 1 chiến dịch thực sự.

Cũng giống như các công cụ email marketing khác, Mailchimp cũng có báo cáo thống kê các thông số về chiến dịch của bạn.

Nhược điểm lớn nhất của công cụ mailchimp này là tỉ lệ Email rơi vào mục spam khá cao, đây cũng là lý do những nhà tiếp thị chuyên nghiệp chuyển sang công cụ khác, Getresponse.

GetResponse

getresponse

Một công cụ rất phổ biến được những nhà tiếp thị chuyên nghiệp ở Việt Nam sử dụng. Giá của công cụ này đắt hơn khá nhiều so với Mailchimp, nhưng bù lại nó cung cấp nhiều tiện ích hơn và giảm tỉ lệ Email rơi vào mục quảng cáo, spam.

Với GetResponse bạn có thể tạo landing page với rất nhiều các mẫu thiết kế đẹp mắt. Bạn có thể đăng ký dùng thử getresponse trong 30 ngày với tối đa 500 danh bạ Email và không giới hạn số lần gửi Email.

Một điểm mình thích ở GetResponse là hiện nay đã có phiên bản tiếng Việt, việc sử dụng, thiết kế, hỗ trợ sẽ không gây nhiều khó khăn so với các công cụ sử dụng tiếng Anh (vì mình khá là dốt tiếng Anh).

Kết luận

Sau khi đọc xong bài này chắc bạn đã giải quyết được câu hỏi email marketing là gì và hiểu được những kiến thức cơ bản về email marketing. Mình hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn. Chúc bạn có thể gia tăng doanh số bán hàng thông qua chiến dịch email marketing của mình.

Reply